Vốn ngân sách nhà nước là gì? Sự khác nhau giữa vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách là gì?. Để hiểu rõ chi tiết hơn về nguồn vốn được hình thành như thế nào, sử dụng ra sao hoặc điểm khác nhau giữa các nguồn vốn hiện nay các bạn theo dõi tiếp sau đây nhé!
Vốn ngân sách nhà nước là gì?
Tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước được gọi là vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó vốn ngân sách nhà nước sẽ bao gồm các nguồn từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương.
Nguồn vốn này được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, được quyết định bởi các cơ quan có thẩm quyền và được thực hiện trong một năm tài chính. Vốn ngân sách nhà nước có được nhờ vào các khoản nhận viện trợ, thu thuế, lệ phí, bán tài sản, phát hành tiền và đóng góp tự nguyện…
- Nguồn vốn từ khoản trái phiếu: Chính phủ, chính quyền địa phương hay công trái quốc gia là các cơ quan được phép phát hành trái phiếu. Trái phiếu của nhà nước tương tự dạng loại chứng khoán có kỳ hạn. Trong đó các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu của nhà nước sẽ được phía nhà nước cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi và các nghĩa vụ khác. Nguồn tiền thu được từ việc mua trái phiếu này được gọi là vốn ngân sách nhà nước.
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là nguồn hỗ trợ ODA là các nguồn vốn đầu tư cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài , mang tính chất một nguồn đầu tư. Đây cũng được gọi là nguồn hỗ trợ tài chính cho các nước đang trên đà phát triển. Hiện nay, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Minh châu Âu là những nhà đầu tư đang đổ nguồn vốn vào Việt Nam.
- Nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Đây là khoản thỏa thuận cho vay có ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại giữa cơ quan nhà nước với nhà tài trợ là cá nhân hay tổ chức nước ngoài. Có các phương thức về cung cấp nguồn vốn bao gồm: hỗ trợ dự án, chương trình, ngân sách….
- Vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Đây là nguồn thu từ các hoạt động của cá nhân, đơn vị. Ví dụ khi chuyển nhượng đất đai phải đóng thuế và lệ phí cho nhà nước.
- Vốn thu của quỹ Nhà nước là nguồn vốn thu có được từ tín dụng đầu tư phát triển, nghĩa là Nhà nước lấy từ nguồn quỹ tín dụng đầu tư của Nhà nước cho các khách hàng là cá nhân và tổ chức có dự án đầu tư trong danh mục được vay vốn từ quỹ tín dụng Nhà nước. Việc thực hiện cho vay này có tính lãi suất và được hưởng ưu đãi (nếu có). Nguồn thu có được từ quỹ tín dụng đầu tư Nhà nước đều được gọi là nguồn vốn Nhà nước.
- Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên khi việc kinh doanh xảy ra biến cố sẽ dễ bị rơi vào tình trạng nợ nần và phá sản. Chính vì thế để tránh sự rủi ro, nhà nước đưa ra chính sách xem xét tình hình doanh nghiệp đủ điều kiện thì cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn. Như vậy, nguồn vốn có được từ quỹ tín dụng mà Chính phủ đứng ra tổ chức bảo lãnh là nguồn vốn nhà nước.
- Tài sản nhà nước bao gồm nguồn vốn từ các khoản vay tài sản và có biện pháp bảo đảm.
- Nguồn vốn mà cơ quan hay tổ chức kinh tế tham gia, tổ chức đầu tư nhằm mục đích phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Nguồn vốn từ các tài sản là bất động sản được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
Tìm hiểu nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách là gì?
Vốn nhà nước ngoài ngân sách theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP được hiểu là nguồn vốn của Nhà nước nhưng không nằm trong các nguồn vốn ngân sách trong nhà nước.
- Không sử dụng nguồn vốn nhà nước kể cả vốn đang trong kế hoạch dự toán ngân sách Nhà nước.
- Nguồn vốn phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
- Nguồn vốn được áp dụng bao gồm: phát hành công trái của quốc gia, phát hành trái phiếu Chính phủ, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước được nhận từ hỗ trợ của các nhà tài trợ nước ngoài; nguồn vốn từ quỹ các đơn vị sự nghiệp độc lập; nguồn vốn từ quỹ tín dụng ĐT-PT của Nhà nước; nguồn vốn quỹ tín dụng đang được Chính phủ đứng ra bảo lãnh; nguồn vốn vay tài sản của Nhà nước là tài sản được bảo đảm cho một giao dịch; nguồn vốn từ đầu tư của doanh nghiệp là đầu tư phát triển của Nhà nước; giá trị của tài sản là bất động sản.
Việt Nam hiện nay đang có dự án sử dụng cả 2 nguồn vốn đó là vốn nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thực hiện quản lý theo quy chế như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: là việc sử dụng nguồn vốn từ các bộ xây dựng và ngân sách của các tỉnh thành là 51,856 triệu USD.
- Vốn nhà nước ngoài ngân sách: sử dụng nguồn vốn ODA từ việc vay Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA), đây là Hiệp hội thuộc Ngân hàng thế giới.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vốn Nhà nước là gì cùng với phân biệt với vốn nhà nước ngoài ngân sách là gì?.