Vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới hiện nay đang là vấn đề cấp bách. Hàng năm, mỗi quốc gia phải tiêu tốn không ít nhân lực, vật lực và ngân sách tài chính để giải quyết hậu quả của ô nhiễm môi trường. Vậy thì có những loại ô nhiễm môi trường nào? Chúng đã và đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục chúng ra sao?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!
Vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới
Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố không khí, đất, nước, ánh sáng, … bao quanh Trái Đất, là nơi sinh sống của con người và các loài sinh vật khác. Dựa vào các yếu tố trên, ô nhiễm môi trường được chia ra thành các nhóm sau:
Ô nhiễm môi trường không khí
Đây là loại ô nhiễm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại ô nhiễm. Không khí bao quanh toàn bộ bầu khí quyển, giúp con người và động, thực vật hô hấp, hít hở.
Mỗi năm, ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết, nó đe dọa cuộc sống của hầu như toàn bộ cư dân sống tại các thành phố lớn ở những nước đang phát triển và dẫn đến các nguy cơ gây ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, đột quỵ, tim mạch, …
Ô nhiễm không khí chủ yếu do khói bụi từ các phương tiện giao thông, khí thải từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra như CO2, CO, SO2, … trong công nghiệp. Ngoài ra có thể có một số tác nhân tự nhiên gây ô nhiễm không khí như núi lửa phun trào, lốc xoáy, bão cát, …
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng ở mức báo động là do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt, dân số gia tăng nhanh, tập trung đông đúc, …
Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu ô nhiễm không khí là trồng nhiều cây xanh, điều hoà không khí, dần thay thế các nhiên liệu công nghiệp độc hại, dầu máy động cơ của các phương tiện giao thông bằng các loại nhiên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, …
Bên cạnh đó là sử dụng máy lọc không khí,các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ năng, … để giảm bớt hiệu ứng nhà kính làm các hạt bụi mịn PM 2.5 bay trong không khí đe doạ sức khoẻ con người.
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là một phần của suy thoái đất do xuất hiện hóa chất xenobamel hoặc sự thay đổi khác trong môi trường đất tự nhiên, được gây ra bởi các hoạt động khai thác trong công nghiệp, xây dựng; hóa chất trong nông nghiệp như phân bón, thuốc diệt cỏ hoặc xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế … không đúng quy định.
Ô nhiễm môi trường đất gây ảnh hưởng xấu đến việc duy trì sự sống của con người và làm biến đổi hệ sinh thái.
Có nhiều hiện tượng xảy ra khi ô nhiễm môi trường đất, ví dụ như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, sự cố tràn dầu trên biển ngấm vào đất liền, nhiễm các chất công nghiệp độc hại như vi nhựa, xà phòng, thuốc tẩy, … đất nhiễm các chất phóng xạ, nguyên tử hạt nhân, … từ hậu quả chiến tranh.
Không chỉ giúp điều hòa không khí, trồng cây xanh cũng là một biện pháp tốt để làm giảm ô nhiễm, xói mòn đất. Phủ xanh đất trống đồi trọc cũng là phủ xanh bề mặt Trái Đất, ngăn chặn bão lũ – tác nhân rửa trôi nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong đất.
Ngoài ra, để bảo vệ môi trường đất, cần có các biện pháp thay thế chất hoá học độc hại bằng các nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường hơn, phân loại rác và các chất thải rắn, … hạn chế rác thải nhựa như chai nhựa, túi nilon, đồng thời xử lý các chất thải công nghiệp trước khi xả ra ngoài môi trường.
Ô nhiễm nguồn nước
Bên cạnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất thì thế giới còn phải đối mặt với tình trạng ngày càng khan hiếm nguồn nước sạch do ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Đó là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển, … chứa các chất độc hại với hàm lượng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.
Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt nguy hại hơn là từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể khiến bạn “giật mình”. Quá trình công nghiệp hóa, lạm dụng nguồn nước quá mức đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng trở nên tồi tệ. Châu lục có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới là châu Á, với tỷ lệ các chất độc gây nguy hại trong nước tại đây cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình của thế giới.
Để hạn chế tình trạng này, không có cách nào hơn là nâng cao ý thức của người dân khi sử dụng nước, sử dụng máy lọc nước, không xả thải bừa bãi xuống nguồn nước, … và có các chế tài xử lý khi không tuân thủ các biện pháp, quy định về bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm tiếng ồn
Do quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá cùng với tốc độ phát triển đô thị hoá như vũ bão, ô nhiễm tiếng ồn cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống xã hội.
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn đã được đặt ra từ lâu, nhưng dường như vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Có quá nhiều âm thanh lớn không mong muốn xung quanh là điều không thể tránh khỏi, và việc làm giảm ô nhiễm tiếng ồn cũng không hề đơn giản. Từ thực tế cho thấy, tiếng ồn đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, như gây ra các bệnh về thần kinh, thính giác, tim mạch… đặc biệt ô nhiễm tiếng ồn đã góp phần làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.
Bạn thấy rồi đó, ô nhiễm môi trường không phải là câu chuyện của riêng ai, ở riêng một khu vực nào … Nếu có bất kỳ ý tưởng về giải pháp nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới, hãy đóng góp ngay với chúng tôi bạn nhé!