Trẻ vị thành niên ở nước ta hiện nay chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu dân số. Giai đoạn này là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, thể hiện qua những thay đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, bao gồm cả những thay đổi về sinh lý, tâm lý và cách nhìn nhận xã hội. Đây là lứa tuổi chưa phát triển hoàn thiện nên chúng chưa đủ nhận thức đúng đắn để nhìn nhận vấn đề, cũng như đưa ra cách giải quyết vấn đề. Do vậy, các em thường dùng đến những biện pháp tiêu cực để giải quyết vấn đề và xem đó là giải pháp tối ưu, một trong số cách được lựa chọn là tự sát. Hãy tham khảo bài viết tỷ lệ tự sát ở Việt Nam dưới đây để có được những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!
Thực trạng tỷ lệ tự sát ở Việt Nam – vấn đề báo động
Theo số liệu của điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên ở Việt Nam lần thứ 2 (do Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO tổ chức năm 2000) trên 10.000 thanh thiếu niên, thực hiện tại 63 tỉnh thành: có tới 409 người (4,1%) có ý định tự tử.
Theo thống kê khác của Trung tâm phòng chống khủng khoảng tâm lý (PCP), ở Việt Nam thanh thiếu niên thuộc độ tuổi từ 15 – 24 là nhóm lứa tuổi có ý định tự sát cao hơn cả, và tỷ lệ nữ giới có ý định tự sát cao gấp hai lần so với nam. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (năm 2010) đối với hơn 10.000 người trong nhóm tuổi này cho thấy, 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử, 25% đã tìm cách kết thúc cuộc sống . Các số liệu trên như một hồi chuông báo động về nạn tự tử ở vị thành niên hiện nay và vấn đề không thể xem nhẹ.
Những yếu tố tác động làm tăng tỉ lệ tự sát ở Việt Nam
Trẻ ở tuổi vị thành niên, có nguy cơ của hành vi tự sát bị ảnh hưởng qua những mặt về tinh thần, các rối loạn liên quan đến não bộ, tiền xử gia đình hay các yếu tố tâm lý xã hội, môi trường ảnh hưởng.
Yếu tố từ gia đình
Môi trường, hoàn cảnh gia đình có tác động rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ vị thành niên và cũng là một trong những yếu tố tác động đến việc cấu thành suy nghĩ tự tử của trẻ vị thành niên. Cha mẹ dù rất yêu thương con mình nhưng nếu giáo dục con cái không phù hợp với giới trẻ thù sự giáo dục đó sẽ không có tác động tích cực thậm chí là tiêu cực với thanh thiếu niên. Rất nhiều cha mẹ có những hành vi đạo đức không đúng chuẩn mực, làm con cái mất niềm tin. Hay việc gia đình không hạnh phúc, có mâu thuẫn, xung đột cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nhiều gia đình chỉ chú trọng đến vật chất mà không quan tâm đến tâm lý, tình cảm của trẻ, không tìm hiểu, không kiểm soát hành vi của trẻ để kịp thời can thiệp, xử lý. Bởi vậy khi đối mặt với các vấn đề khó khăn trẻ dễ bị đẩy vào tình trạng bế tắc, có suy nghĩ lệch lạc.
Yếu tố từ học tập
Ở Việt Nam, vấn đề áp lực thi cử cũng là một vấn đề thường gặp ở trẻ vị thành niên. Ở mỗi cấp học kiến thức ngày một nặng hơn, lịch học dày đặc, chồng chất, bài tập về nhà nhiều không có thời gian làm những việc khác khiến cho trẻ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Chưa kể nhiều bố mẹ luôn tạo áp lực thành tích cho con em của mình cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề tâm lý ở trẻ. Đã có nhiều trường hợp trẻ tự tự vì kết quả thi không được tốt như vụ của em nữ sinh lớp 7A, trường THCS Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội hay của em Đăng Lê Minh ở Hà Nội tự tử trước kì thi trung học phổ thông,…
Yếu tố mối quan hệ bạn bè, tình cảm cá nhân
Những quan hệ bạn bè không tốt, hay mâu thuẫn cũng là một trong những yếu tố tác động đến tâm lý. Tình trạng bạo lực học đường vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều trường học. Nhiều trường hợp bị đánh đập, xé áo, quay clip tung lên mạng, hay trêu đùa một cách thoái quá ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi tâm lý của trẻ.
Vấn nạn “tự sát vì tinh” đã trở thành một hiện tượng trong xã hội hiện đại. Nhiều trẻ yêu sớm bị gia đình phát hiện cấm cản, chửi rủa thậm tệ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ.
Một số các yếu tố khác
Sự phát triển của Internet, mạng xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và hành vi của trẻ vị thành niên. Có những trò chơi thách thức sự dũng cảm bằng hành động tự làm đau bản thân, có tính bạo lực. Hay những hình ảnh, câu chuyện mang tính bạo lực, bế tắc đều tác động đến hiện tượng tử sát ở thanh thiếu niên. Những cách giải quyết bế tắc trong truyện, phim gây ảnh hưởng tới tâm lý, tình cảm của họ.
Còn cả yếu tố về xã hội, các tệ nạn xã hội một khi lỡ dính vào rượu bia, trộm cắp, bài bạc,.. sự xâm nhập của các lối sống, kiểu sống không đúng chuẩn mực, bạo lực,… thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của thanh thiếu niên cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tự sát của họ.
Những việc cần làm để giảm tỷ lệ tự sát ở Việt Nam trong độ tuổi trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi
- Xây dựng một gia đình hạnh phúc, cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện với con cái của mình nhiều hơn, lắng nghe tâm tư, tình cảm của con.
- Không áp đặt thành tích học tập cho con, không đặt kì vọng quá cao cho con
- Phân bổ thời gian học tập, vui chơi hợp lý
- Dạy cho trẻ nhiều kỹ năng sống, giá trị cuộc sống để trẻ luôn hướng về những điều tốt đẹp
Tự sát ở trẻ vị thành niên là một vấn đề cần được quan tâm, và cần có những biện pháp để phòng ngừa tỷ lệ tự sát ở Việt Nam ta. Hãy luôn quan tâm, để ý đến cảm xúc của con bạn, và hãy tìm sự hỗ trợ, tư vấn của các bác sĩ, nhà tâm lý nếu cần thiết.