Hiện nay số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng, đồng thời việc vận chuyển trên đường bộ ngày càng phát triển. Vì thế các trạm Bot ( trạm thu phí) xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường. Vậy trạm BOT là gì? Cả nước có bao nhiêu trạm thu phí Bot trên tuyến đường bộ?
Trạm BOT là gì?
Trạm thu phí BOT có thể hiểu là những trạm chốt tại các tuyến đường bộ. Chức năng của các trạm bot là thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó với các mức giá tùy theo các loại phương tiện khác nhau.
Các thuật ngữ Tiếng Anh liên quan trạm BOT
Trạm thu phí BOT là từ viết tắt của tiếng Anh với tên đầy đủ là theo tiếng Anh là Build Operate Transfer.
Trạm thu phí BOT | Build Operate Transfer |
Tuyến đường | Route |
Dự án | Project |
Làn đường | Road lane |
Xe cơ giới | Motor vehicle |
Mức thu phí | Fee rate |
Các quy định đặt trạm thu phí BOT
Theo thông tư quy định về hoạt động của trạm thu phí giao thông đường bộ của Chính phủ, và Dựa vào Điều 4. luật này quy định tiêu chí thành lập trạm thu phí như sau:
- Trạm thu phí phải đặt trong phạm vi của dự án xây dựng đường bộ.
- Được cấp phép xây dựng của dự án đầu tư.
- Phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án khi đưa vào sử dụng.
- Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại
- Vị trí trạm thu phí phải được công khai minh bạch.
- Đối với dự án trên các tuyến đường địa phương phải có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải.
Các trường hợp được miễn thu phí và bị thu phí tại các trạm BOT
Các trường hợp được miễn thu phí
Là các loại phương tiện tham gia giao thông đó là :
- Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe làm công tác chống lụt bão
- Các phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy xới,máy tuốt lúa, máy cắt cỏ.
- Xe tăng, xe kéo pháo, xe bọc thép, xe chở lực lượng vũ trang
- Xe có hộ tống, dẫn đường, xe tang
- Xe vận chuyển hàng hóa, thực phẩm khẩn cấp đến nơi thảm họa, dịch bệnh, thiên tai,…
Các phương tiện tham gia giao thông bị thu phí tại trạm BOT
Đối tượng chịu phí bao gồm:
- Các loại xe cơ giới như máy kéo; sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo, các loại xe ô tô, mô tô.
- Trong đó xe ô tô được miễn thu phí trong trường hợp bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai; Bị tịch thu; Bị tai nạn đến mức không thể lưu hành.
Mức thu phí trạm BOT hiện nay
Hiện nay tổng cộng cả nước có 40 điểm đang tiến hành thu phí trên tuyến đường quốc lộ 1A. Mức thu phí tại mỗi trạm bot có giá trung bình là 35.000đồng/lượt.
- Đối với những xe di chuyển với trọng tải lớn từ Bắc vào Nam hoặc ngược lại, thì có mức giá từ 865.000 – 4.800.000 đồng, cụ thể như sau:
- Xe khách từ 12 chỗ ngồi trở lại, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt công cộng: 865.000 đồng
- Xe khách từ 12 – 30 ghế, xe tải từ 2 – 4 tấn: 1.238.000 đồng
- Xe khách từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng 4 – 10 tấn: 1.823.000 đồng
- Xe tải có tải trọng từ 10 – 18 tấn, xe container chở hàng chứa 20 fit: 2.975.000 đồng
- Xe tải có tải trọng trên 18 tấn, xe container chở hàng chứa 40 fit: 4.540.000 đồng
Cả nước có bao nhiêu trạm thu phí BOT trên tuyến đường bộ?
Theo thống kê, có tổng cộng 88 trạm thu phí trên cả nước. Đang vào hoạt động là 67 trạm, còn lại 21 trạm chưa triển khai.
Trong 67 trạm bot đang hoạt động trên các tuyến đường bộ, thì 40 trạm trong đó nằm trên quốc lộ 1A. Các trạm thu phí trung bình cách nhau 62km.
Danh sách các trạm thu phí BOT trên bản đồ của tuyến đường Quốc lộ 1A theo thứ tự từ Bắc đến Nam như sau:
- Hà Nội: Trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ Ninh Bình
- Thanh Hóa: Trạm thu phí Tào Xuyên
- Hà Tĩnh: Trạm Cầu Rác
- Quảng Bình:Trạm Ba Đồn – Trạm Quán Hàu
- Quảng Trị: Trạm Hồ Xá
- Huế:Trạm Phú Bài (Phú Lộc) – Trạm Bắc Hải Vân
- Quảng Nam: Trạm Hòa Phước – Trạm Núi Thành
- Quảng Ngãi:Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa)
- Bình Định: Trạm Bắc Bình Định –Trạm Nam Bình Định
- Phú Yên: Trạm Bàn Thạch – Trạm hầm Cổ Mã + đèo Cả Kho (2 trạm)
- Khánh Hòa: Trạm Ninh An – Trạm Ninh An (Ninh Hòa) – Trạm Cam Thịnh (Cam Ranh)
- Ninh Thuận:Trạm Cà Ná
- Bình Thuận:Trạm Sông Lũy – Trạm Sông Phan
- Đồng Nai:Trạm Dầu Giây – Trạm Long Thành
- Tp.HCM: Trạm Cầu Phú Mỹ – Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm) -Trạm Trung Lương
- Tiền Giang: Trạm Cai Lậy
- Cần Thơ: Trạm Cái Răng
- Sóc Trăng: Trạm Trà Canh
Dù các trạm thu phí đã được kiểm soát và quản lý chặt chẽ bằng các thiết bị hiện tại, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi các tình trạng vượt rào chắn, luồn lách để trốn phí. Vì thế cần có một đội ngũ kiểm soát và quản lý chặt hơn nữa tại các trạm thu phí hiện nay.
Với những tư vấn về trạm BOT là gì? và những thông tin liên quan mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ giải đáp được phần nào các thắc mắc của các bạn về những vấn đề trên. Nếu có những câu hỏi về nội dung này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.