Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên với doanh nghiệp
Trong môi trường làm việc ngày nay chúng ta nghe rất nhiều về trải nghiệm nhân viên, sự hài lòng của nhân viên… Vậy vì sao trải nghiệm nhân sự là một trong những xu hướng và ngày càng được quan tâm rộng rãi tại các doanh nghiệp? Bài viết hôm nay, hãy cùng HappyTime khám phá những điều thú vị về chủ đề này nhé!
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Có rất nhiều khái niệm về trải nghiệm nhân viên, trong đó có một khái niệm khá đầy đủ của Josh Bersin – Chủ tịch và sáng lập viên của Bersin & Associates – tổ chức nghiên cứu, tư vấn về đào tạo doanh nghiệp và quản lý nhân tài, được nhiều người đồng tình. Theo ông: “Trải nghiệm nhân viên là tất cả những trải nghiệm, tương tác của một cá nhân trong suốt hành trình của mình tại doanh nghiệp, từ khi là ứng viên cho đến khi trở khi rời khỏi vị trí.”
Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên với doanh nghiệp
Trải nghiệm nhân viên tích cực sẽ đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Để hiểu hơn về tầm quan trọng, lợi ích của trải nghiệm nhân viên đối với doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng phân tích nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts đối với 281 nhà lãnh đạo vào tháng 8/2016.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên hàng đầu đạt được những kết quả rất ấn tượng:
- Doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên sẽ có lợi nhuận cao hơn 25% so với các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top dưới.
- Doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên nhận được gấp đôi sự hài lòng của khách hàng. Điểm hài lòng của khách hàng ở các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên là 32 trong khi các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên top dưới chỉ là 14.
- Doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên tích cực sẽ có văn hoá doanh nghiệp tích cực, tăng gấp đôi sự đổi mới. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top trên có 51% lợi nhuận từ các sản phẩm và dịch vụ mới trong vòng 2 năm gần đây, trong khi đó con số này là 24% ở các doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên ở top dưới.
- Theo một khảo sát toàn cầu khác từ IBM về trải nghiệm nhân viên vào năm 2016, trải nghiệm nhân viên tích cực có mối liên hệ chặt chẽ đến tỉ lệ nghỉ việc. Trong số 25% doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên tốt nhất thì chỉ 21% nhân sự có ý định nghỉ việc, con số này là 44% ở 25% doanh nghiệp có trải nghiệm nhân viên tệ nhất.
- Để có được những lợi ích trên, doanh nghiệp thường tốn nhiều công sức, tiền của để đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, một khi đạt được nó, trải nghiệm nhân viên tích cực sẽ trở thành “vũ khí” giải quyết nhiều bài toán khiến doanh nghiệp phải đau đầu.
5 giai đoạn trong hành trình trải nghiệm của nhân viên
Tiếp đến, nhà quản lý muốn xây dựng trải nghiệm nhân viên thì phải nắm vững 5 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1: Tuyển dụng (Hire): Bao gồm toàn bộ các bước của quá trình tuyển dụng một nhân viên mới.. Công ty cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian tuyển dụng, chi phí, tỷ lệ thành công và chất lượng của việc tuyển dụng. Hãy đảm bảo thông tin đăng tuyển được truyền tải hấp dẫn và rõ ràng để thu hút sự chú ý của những ứng viên tiềm năng nhất.
Giai đoạn 2: Hội nhập (Onboarding): Nhân viên mới luôn cần thời gian để có thể làm quen và bắt nhịp với công việc, công cụ, quy trình để có thể làm việc hiệu quả. Do đó, một quy trình onboarding được xây dựng hiệu quả sẽ làm tăng sự hào hứng trong công việc, giúp nhân viên có sự kết nối lâu dài với doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Phát triển nghề nghiệp (Development): Hầu hết mọi thành viên đều cần phát triển và thăng tiến trong công việc. Do đó, để nhân viên thực hiện tốt vai trò của mình thì người quản lý cần có những đánh giá về hiệu quả công việc, kỹ năng làm việc nhóm, nguyện vọng thăng tiến trong tương lai của mỗi cá nhân. Cùng với đó người quản lý cũng cần gợi mở ra cơ hội để nhân viên cải thiện và phát triển kỹ năng của mình.
Giai đoạn 4: Giữ chân nhân tài (Retention): Để có thể giữ nhân viên tài năng gắn bó lâu dài và cống hiến cho tổ chức, nhà quản lý cần có những chiến lược giữ người tài. Nhân viên ở lại công ty lâu dài khhi mà họ được truyền cảm hứng, cảm thấy bản thân được kết nối với tầm nhìn chiến lược chung của cả công ty. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm đáng kể ngân sách để tuyển dụng người mới.
Giai đoạn 5: Rời bỏ (Exit): Nhà quản lý cần chú ý tìm hiểu lý do tại sao nhân việc quyết định nghỉ việc, để cải thiện và phát triển trải nghiệm nhân sự trong tương lai. Đừng bỏ qua bước này, vì bạn có thể có được những thông tin vô cùng hữu ích đấy.
>>> Xem thêm: Trải nghiệm nhân viên là gì? Tuyệt chiêu nâng cao trải nghiệm nhân viên
Kết luận
Đến đây, hẳn bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên đối với doanh nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những gợi ý để nâng cao những trải nghiệm nhân viên tại doanh nghiệp một cách tốt nhất.