Tự học Tester là một phương pháp hiệu quả và có thể chủ động nâng cao khả năng của bạn. Dưới đây là 03 đầu sách tự học tester cơ bản, phù hợp cho người bắt đầu học Test. Đọc ngay tại đây!
>> Tìm hiểu sơ lược về Tester tại đây: click.
1. Nghệ thuật kiểm thử phần mềm
“Nghệ thuật kiểm tử phần mềm” tên gốc theo tên tiếng anh là: The Art of Software Testing. Đây là cuốn sách được gọi là “kim chỉ nam” đối với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về tester. Nội dung của cuốn sách xoay quanh những kiến thức dành cho người mới bắt đầu.
Nội dung của cuốn sách:
– Giải thích chi tiết về các khái niệm kiểm thử phần mềm.
– Các chủ đề chính trong kiểm thử phần mềm.
– Thiết kế các kịch bản kiểm thử.
– Các loại kiểm thử phổ biến.
Trước khi đọc các cuốn sách nâng cao hơn, bạn nên đọc và nắm chắc các kiến thức ở cuốn sách này để có cái nhìn khái quát về ngành kiểm thử.
2. Kiểm thử phần mềm – Tác giả: James A. Whittaker
Bạn có thể tìm thấy cuốn sách này với tên tiếng anh là: Software Testing by James A. Cả cuốn sách này xoay quanh về những khái niệm kiểm thử mà một tester cần nắm rõ. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả luôn cố gắng để bạn có thể có cái nhìn sâu sắc nhất về nghề Tester. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng nhận ra lỗi của 1 phần mềm mà bạn làm việc.
Cuốn sách đã tạo được cho phần lớn người đọc một nguồn cảm hứng tích cực, tạo thêm động lực cho các bạn Tester theo đuổi mục tiêu cao hơn trong nghề. Nội dung chính của nó về: cách viết các kịch bản kiểm thử, các phương pháp kiểm thử hay gặp,…
3. Sách tự học Tester: “Kiểm thử Agile”
Đây là cuốn sách dành cho những bạn đã có nền tảng cơ bản về Tester. Nó sẽ hướng dẫn bạn thực hành những kiến thức đã học một cách hiệu quả. “Kiểm thử Agile” được viết dựa vào những phương pháp luận nhạy bén vì thế nó sẽ đem lại cách làm việc nhạy bén cho các tester. Hiện nay khá nhiều các công ty nước ngoài đang sử dụng cách kiểm thử phần mềm này.
Nó đem lại cách suy luận nhạy bén nhưng không gò bó các bạn bởi các nguyên tắc kiểm thử phức tạp, khô khan. Nó tập trung chủ yếu về các nội dung kiểm thử nhanh và phương pháp kiểm thử nhanh. Tuy nhiên, phương thức này sẽ phù hợp nhất với các phần mềm đơn giản.
>> 20+ Thuật ngữ Tester nhất định bạn phải biết: click.
Lập các kế hoạch kiểm thử phần mềm hiệu quả
Các kế hoạch của kiểm thử phần mềm sẽ giúp vạch ra các chiến lược giúp sử dụng để test các tài nguyên sử dụng cũng như môi trường kiểm thử và các giới hạn của kiểm thử và lên lịch các ca kiểm thử phần mềm.
Các chiến lược kiểm thử phần mềm
Lên các kế hoạch đã xác định được phương pháp kiểm thử phần mềm và trả lời được các câu hỏi: bạn muốn thực hiện và làm những gì và các cách thực hiện nó.
Đây là một trong những tài liệu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ các nhóm tester nào trong việc kiểm thử cũng như để viết các tài liệu một cách hiệu quá nên các chuyên viên kiểm thử phần mềm cần có các kỹ năng cũng như kinh nghiệm.
Một số thành phần quan trọng của chiến lược kiểm thử phần mềm như mục tiêu, phạm vi và quy trình kiểm thử, định dạng của tài liệu, cấu trúc báo cáo,…
Các kịch bản kiểm thử phần mềm (Test case)
Việc kiểm tra các kịch bản kiểm thử và các tình huống có thể xảy ra giúp tester có thể xác định được phần mềm, ứng dụng có hoạt động đúng hay không. Các test case giúp mô tả các dữ liệu của đầu vào, các hành động có thể xảy ra hay các sự kiện và các kết quả mong đợi.
Tùy thuộc vào những tình huống hay các ngữ cảnh khác nhau của dự án cũng như quy mô của công ty phần mềm mà các bộ test case được viết một cách chi tiết và khác nhau.
Test case thường bao gồm: các mã test case, tên của test case, mục đích thực hiện việc test, các dữ liệu đầu vào và các bước thực hiện, nó là tình huống để kiểm tra đối tượng có thỏa mãn các yêu cầu đề ra
Test Execution Report
Test Execution Report là một tài liệu kiểm thử báo cáo về các việc đã triển khai các test case
- Các test case đã được thông qua?
- Các test case nào bị lỗi?
- Bao nhiêu test case đã bị chặn?
- Các test case đã được thực hiện?
- Các test case đã thất bại?
Các kiến thức cần nắm vững trước khi học kiểm thử phần mềm
Để học tốt Tester, bạn cần:
- Hiểu và nắm vững các lệnh cơ bản của các hệ điều hành như: Linux, Window, ….
- Hiểu và áp dụng được các định nghĩa, cách hoạt động và mô hình Client/Server.
- Phân biệt được web based application với các ứng dụng truyền thống.
- Hiểu và sử dụng tốt các nguyên lý hoạt động của giao thức protocol cơ bản như: UDP, TCP/IP,…
- Cần hiểu và biết thêm các kiến thức về cơ sở dữ liệu các câu truy vấn cơ sở dữ liệu SQL.
Để học tốt Tester bằng bất cứ hình thức học tập nào, bạn đều phải có 1 lộ trình học tập cụ thể và rõ ràng. Tại CodeGym có lộ trình học trở thành Tester chỉ trong vòng 3 tháng, đang được hàng trăm bạn trẻ lựa chọn để học tập. Tìm hiểu chi tiết lộ trình học Tester tại CodeGym tại đây: https://hanoi.codegym.vn/blog/lo-trinh-hoc-tester-cho-nguoi-moi-bat-dau/
Lời kết
Trên đây là những cuốn sách giúp bạn tiếp cận nghề Tester một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Đây là những nguồn tài liệu quý giá giúp bạn tự học tester hiệu quả. Ngoài ra bài viết cũng giúp bạn cách để lập một kế hoạch kiểm thử phần mềm tối ưu thời gian và nhân lực.
Nếu bạn còn thắc mắc gì về ngành Tester, comment ngay dưới đây hoặc liên hệ CodeGym Hà Nội để được giải đáp nhé! Chúc các bạn học tập hiệu quả.