Hiện nay, làm việc online đã trở thành một xu thế. Nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện giao kết hợp đồng trên nền tảng số. Tuy nhiên sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, FPT.eContract sẽ so sánh chi tiết 2 loại hợp đồng này.
So sánh sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy để thấy sự khác biệt
1. Sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy
Hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy đều giống nhau về mục đích, ý nghĩa. Đó là sự cam kết, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên. Giao kết hợp đồng dựa trên sự tự nguyện, trung thực và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy cũng thể hiện trên nhiều khía cạnh. Bảng so sánh dưới đây là những điểm khác nhau cơ bản nhất:
Tiêu chí | Hợp đồng giấy | Hợp đồng điện tử |
---|---|---|
Căn cứ pháp lý | HĐ giấy thiết lập dựa vào Luật Thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2015 | HĐ điện tử thiết lập dựa vào Luật Thương mại 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, Nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, Luật Thương mại 2005 |
Phương thức giao kết | HĐ giấy giao dịch bằng văn bản trên giấy tờ. Các bên chủ thể cần gặp trực tiếp và thể hiện việc giao kết bằng chữ ký viết tay. | Giao kết được thực hiện trên các phương tiện điện tử bằng thông điệp dữ liệu.
Các bên chủ thể không cần gặp trực tiếp mà có thể trao đổi trên môi trường điện tử. Đồng thời ký kết bằng chữ ký điện tử. |
Phạm vi áp dụng | Hợp đồng giấy được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. | Áp dụng cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên một số lĩnh vực không được áp dụng như: Văn bản thừa kế, giấy chứng nhận sở hữu đất, nhà ở, bất động sản khác, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, giấy tờ có giá khác… |
Chủ thể tham gia | Bên bán và Bên mua | Bên bán, Bên mua
Sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy là HĐ điện tử còn có bên thứ ba. Bên thứ ba này là đơn vị chứng thực chữ ký điện tử và đơn vị cung cấp dịch vụ mạng. Vai trò của bên thứ ba là đảm bảo giá trị pháp lý và hiệu quả của hợp đồng điện tử khi thực hiện. |
Nội dung hợp đồng | Nội dung của hợp đồng giấy bao gồm các điều khoản:
|
Hợp đồng điện tử cũng bao gồm các điều khoản bắt buộc như HĐ giấy. Tuy nhiên còn có thêm một số nội dung khác như:
|
Độ tiện lợi | Không tiện lợi. Do các bên tham gia phải gặp mặt và ký kết chữ ký tay. | Rất tiện lợi do việc giao dịch trên môi trường internet, có tính chất phi biên giới. Ký kết bằng chữ ký số nên các bên không cần gặp trực tiếp. |
Giá trị pháp lý | Giá trị pháp lý của hợp đồng giấy được đảm bảo theo quy định của pháp luật. | HĐ điện tử được công nhận giá trị pháp lý nếu đảm bảo điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và cơ quan chứng thực chữ ký điện tử được pháp luật thừa nhận. |
Khả năng bảo mật | HĐ giấy có thể gặp các rủi ro như mất cắp, thất lạc, làm giả,…Vì vậy có tính an toàn, bảo mật kém. | HĐ điện tử có tính bảo mật cao, không thể sửa đổi, làm giả. Công nghệ hiện đại đảm bảo HĐ không bị tấn công, không mất dữ liệu. |
Khả năng lưu trữ | HĐ giấy được lưu trữ tại các tủ hồ sơ. Vì thế sẽ chiếm diện tích không gian. HĐ có thể bị mối mọt, cháy, thất lạc | HĐ điện tử được lưu trữ bằng công nghệ đám mây. Bởi vậy không chiếm diện tích không gian và không bị mất mát, hư hỏng, thất lạc. |
Khả năng tra cứu | Tìm kiếm và tra cứu mất nhiều thời gian | Tra cứu nhanh chóng, thuận tiện |
Chi phí | Tốn nhiều loại chi phí bao gồm: Phí in ấn, phí vận chuyển, phí lưu trữ, phí quản lý. Chi phí ước tính khoảng 2-10 triệu/tháng | KHÔNG tốn phí in ấn, phí vận chuyển, lưu trữ, quản lý. HĐ điện tử tiết kiệm 70% chi phí. Tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để biết thêm chi tiết cho từng gói ký hợp đồng. |
Hợp đồng điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn
2. Nên chọn hợp đồng điện tử hay chọn hợp đồng giấy?
Bảng so sánh sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy ở trên cho thấy hợp đồng điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, khắc phục được những hạn chế của hợp đồng giấy. Do đó hợp đồng điện tử là lựa chọn tối ưu cho các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp:
- Tiết kiệm thời gian do việc trao đổi, ký hợp hợp đồng được thực hiện trên không gian mạng, không cần gặp trực tiếp.
- Tiết kiệm chi phí nhờ cắt giảm các khoản chi phí như in ấn, vận chuyển, lưu trữ.
- Tra cứu nhanh chóng, dễ dàng
- Có thể ký hợp đồng ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, cực kỳ tiện lợi.
- Lưu trữ dễ dàng, an toàn nhờ công nghệ đám mây
Nên chọn hợp đồng điện tử bởi những tính năng ưu việt của hợp đồng này
3. FPT.eContract giải pháp hợp đồng điện tử đầy đủ giá trị pháp lý, an toàn, tiết kiệm
Nhắc đến các nền tảng ký hợp đồng số tại Việt Nam không thể không nhắc đến FPT.eContract. Là thương hiệu đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tập đoàn FPT ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam và quốc tế bởi rất nhiều giải pháp công nghệ hiện đại. Trong đó phần mềm FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử số 1 tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp dễ dàng giao kết hợp đồng từ xa, không giới hạn thời gian và khoảng cách. Đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng hội nhập vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thương mại thế giới.
FPT.eContract là nền tảng hợp đồng số tiên phong tại Việt Nam
FPT là một trong những đơn vị đầu tiên được Bộ Công thương cấp đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực Hợp đồng điện tử. FPT.eContract đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của hợp đồng, rất an toàn và dễ dàng tra cứu. Ký kết hợp đồng điện tử qua phần mềm này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 70% chi phí và 80% thời gian.