Viên chức là một nhóm đối tượng có số lượng lớn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hiểu đúng và đủ về khái niệm viên chức là điều khá nhiều người chưa nắm rõ. Cùng tìm hiểu về viên chức và ngạch lương viên chức với bài viết dưới đây
Viên chức là ai?
Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Trong đó:
- Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).
- Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).
- Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được gọi là viên chức.
Quy định mới về tuổi nghỉ hưu của viên chức?
Bộ luật Lao động năm 2019 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 bao gồm nhiều quy định mới về tuổi nghỉ hưu của viên chức.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của viên chức năm 2021 được quy định như sau:
- Trường hợp làm việc trong điều kiện lao động bình thường: Nữ nghỉ hưu khi 55 tuổi 4 tháng, nam là 60 tuổi 3 tháng;
- Nghỉ hưu sớm tối đa 5 tuổi: Nữ nghỉ hưu khi 50 tuổi 4 tháng và nam nghỉ hưu khi 55 tuổi 3 tháng.
- Về hưu sớm tối đa 10 tuổi: Nữ về hưu khi 45 tuổi 4 tháng, nam về hưu khi 50 tuổi 3 tháng.
- Trường hợp bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp: Được nghỉ hưu không phụ thuộc vào điều kiện về tuổi.
Mức lương cơ sở của viên chức
Dự kiến mỗi năm, mức lương cơ sở đều được điều chỉnh tăng. Đặc biệt, trước đó, dự kiến lương cơ sở năm 2021 cũng được tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 86/2019/QH14.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta nên tại Nghị quyết số 122/2020/QH14, Quốc hội đã chính thức thông qua đề nghị chưa tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng như dự kiến trước đó.
Do đó, dự kiến, mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng sẽ vẫn được tiếp tục áp dụng đến ngày 01/7/2022 – ngày thực hiện cải cách tiền lương.
Cách tính lương viên chức
- Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = [1.490.000 đồng/tháng] X [Hệ số lương hiện hưởng]
- Phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = [1.490.000 đồng/tháng] X [Hệ số phụ cấp hiện hưởng]
Phân loại viên chức
Hiện nay, tại Điều 3 Nghị định 115, Chính phủ phân loại viên chức theo 02 tiêu chí:
- Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
- Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp.
Trong khi trước đây, Nghị định 29 năm 2012 lại phân loại viên chức theo vị trí việc làm (viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý) và theo chức danh nghề nghiệp (viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV).
Như vậy, viên chức không còn được phân loại theo vị trí việc làm và các hạng nữa mà thay vào đó là theo chức trách, nhiệm vụ và trình độ đào tạo.
Viên chức được nâng lương thế nào từ 2021?
Chế độ nâng lương của viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư 08 năm 2013, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2021 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2021 tới đây.
Theo đó, ngoài các quy định về nâng lương như hiện nay đang áp dụng, viên chức sắp tới còn được hưởng chế độ nâng lương với những điểm mới sau đây:
- Thêm trường hợp được tính xét nâng lương thường xuyên là thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Bổ sung bốn khoảng thời gian không tính xét nâng bậc lương gồm thời gian tập sự, thời gian đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ, thời gian thử thách nếu bị phạt tù nhưng được hưởng án treo, thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu…
Ngạch lương viên chức
Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước:
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước
Với những thông tin trên đây, rất mong các bạn đã có thể hiểu rõ thêm về khái niệm viên chức và ngạch lương viên chức theo những quy định mới nhất năm 2021.