Tại sao tái chế giấy báo cũ lại là một mô hình sáng tạo bảo vệ môi trường có hiệu quả?
Có thể bạn chưa biết quá trình sản xuất giấy tạo ra rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường :
- Ô nhiễm môi trường nước: quá trình sản xuất bột giấy sinh ra một lượng lớn nước thải có chứa độc tính cao, nếu không được xử lý kỹ càng dễ gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước
- Ô nhiễm môi trường rừng: sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu chính là từ gỗ, dễ dẫn tới hiện tượng khai thác gỗ quá đà, khiến nhiều cánh rừng bị đốn trọc, khó khăn trong việc phục hồi.
- Tăng cao lượng khí thải CO2: yêu cầu sử dụng sản xuất giấy quá nhiều sẽ khiến việc khai thác gỗ cũng tăng cao,gây nên hiện tượng thiếu hụt lượng cây xanh cần thiết để hấp thụ CO2 từ môi trường và nhả ra khí O2.
- Tiêu tốn nhiều năng lượng: để sản xuất giấy cần trải qua rất nhiều công đoạn. Vì vậy nên cũng sẽ sử dụng đến nhiều nguồn năng lượng cũng như nguyên vật liệu.
- Tăng lượng chất thải rắn thải ra môi trường: giấy chính là một trong những loại chất thải rắn có thể tái chế đến 6 lần.
Còn rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác có thể xảy ra, vì vậy việc tái chế giấy sẽ góp phần bảo vệ môi trường, hơn nữa cũng có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị sử dụng cao.
Vậy mô hình tái chế giấy báo cũ để bảo vệ môi trường thực hiện như nào?
Tái chế giấy có thể chia làm 2 loại: tái chế thành giấy mới và tái chế thành đồ dùng từ giấy cũ.
Tái chế tạo giấy mới từ giấy báo cũ
Về bản chất
Tái chế giấy báo cũ là sử dụng nhiều biện pháp để xử lý các loại giấy cũ biến chúng thành giấy mới có thể sử dụng. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, vừa giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy lại vừa tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Phương pháp tái chế giấy
Bước 1: Chọn lọc và phân loại giấy phế liệu như sách vở, báo,…
Để có thể tạo thành giấy mới, nên lựa chọn loại giấy cũ có ít tạp chất, màu nhuộm,.. vì chúng khó có thể tái chế. Đối với những loại giấy đó, có thể sử dụng ủ làm phân sinh học,..
Bước 2: Thu gom và đưa về nhà máy
Sau khi được chọn lọc giấy sẽ được đóng lại thành khối lớn để đưa đến những nhà máy tái chế với công nghệ hiện đại
Bước 3: Loại bỏ tạp chất và tạo bột giấy
GIấy phế liệu được đưa vào bể chứa với các hoá chất để đánh giấy thành bột. Sau đó bột giấy sẽ được loại bỏ các tạp chất như nilong và tẩy mực. Cuối cùng, dùng hoá chất như xà phòng để tách lớp bột giấy cùng những tạp chất riêng ra.
Bước 4: Nghiền giấy và tẩy trắng giấy
Bột giấy sẽ được nhồi và đập để tạo thành xơ, sau đó được nghiền để khiến chúng tơi và tách biệt hoàn toàn với nhau. Nếu như giấy có màu thì dùng hoá chất để tẩy trắng.
Bước 5: Ép giấy
Bột giấy sẽ được trộn với nước và ray trên khung, sau đó lắc nhẹ để nước thoát bớt. Bột giấy còn đọng lại trên màng lưới sẽ được ép và vắt nước rồi mang đi phơi.
Tái chế giấy báo cũ thành đồ dùng mới
Từ giấy báo cũ có thể sử dụng để tạo thành các loại đồ dùng như
Tái chế thành hộp đựng hoặc khung ảnh
Cách làm rất đơn giản, cuộn giấy thành từng que dài rồi gắn các que giấy lại với nhau để tạo hình thành sản phẩm mong muốn.
Tái chế thành đồ vật trang trí nhà cửa:
Có thể sử dụng giấy báo cũ tạo thành những bông hoa handmade xinh xắn để trang trí nhà cửa.
Thay vì sử dụng túi nilong có hại cho môi trường để đựng đồ, ta có thể sử dụng các loại giấy báo cũ để làm túi giấy vừa đẹp lại vừa tiết kiệm.
Tạo các đồ vật từ giấy vụn
Giấy đã sử dụng sau khi được cắt nhỏ và nhào với hồ keo tạo thành hỗn hợp đặc sệt có thể dùng để nặn thành các sản phẩm thủ công như cốc nhỏ đựng bút hay bình hoa,…Sau khi tạo hình đem phơi ra nắng cho khô rồi có thể tô màu và trang trí theo ý muốn.
Trên đây chính là mô hình sáng tạo bảo vệ môi trường mà chúng tôi đưa ra.
Ngoài ra còn rất nhiều cách để chúng ta có thể bảo vệ môi trường.. Để có một cuộc sống xanh sạch và bền vững thì ngay từ bây giờ mỗi cá nhân hãy tự ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trong việc giữ gìn môi trường xung quanh. Chính những hành động nhỏ cũng góp phần giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển và ổn định hơn.