Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay
Ô nhiễm môi trường đất là tính trạng đất bị biến tính, thay đổi theo hướng tiêu cực,các chất độc hại tích tụ quá nhiều gây nhiễm độc đất từ đó gây hại cho cả hệ sinh thái xung quanh. Biểu hiện đất ô nhiễm có thể thấy ở việc đất trở nên khô cằn, có màu đỏ hoặc xám không đồng đều,..
Dễ thấy, ở Việt Nam đã có rất nhiều các khu đất trống đồi trọc không thể đưa vào canh tác, sử dụng do bị nhiễm độc quá nặng,chưa hồi phục. Ngoài ra đất bị nhiễm chua, nhiễm phèn ngày càng tăng cao, hiện tượng sa mạc hoá đất tại các khu vực từ tỉnh Ninh Bình đến Bình Thuận cũng đang trở thành mối đe doạ lớn tới các địa phương.
Vậy, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm đất như:
- Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức: khiến các chất độc thấm vào đất gây hại cho cây trồng và sức khoẻ của sinh vật xung quanh
- Chất thải sinh hoạt: rác thải gia đình không được xử lý đúng cách cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
- Chất thải từ các nhà máy công nghiệp ngấm vào nguồn đất
- Các chất khí độc hại trong không khí ngưng tụ lại.
Nhận thức được tình trạng ô nhiễm nguồn đất đáng báo động như vậy, ta cần có những mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất cụ thể như sau
Nâng cao ý thức
Để có thể bảo vệ môi trường đất trước hết mỗi chúng ta cần có ý thức tự giác, không vứt rác bừa bãi, phân loại rác, nước thải sinh hoạt cần xử lý hợp vệ sinh. Ngoài ra,nhà nước và các cơ quan ban ngành địa phương cần ban hành các chính sách bảo vệ môi trường, xử phạt nặng nếu có những hành vi làm ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ đất, từ đó nâng cao ý thức của mỗi cá nhân.
Giảm sử dụng phân bón và các loại thuốc trừ sâu
Các loại phân bón hoá học có thể ngấm sâu vào trong đất gây nhiễm độc nặng,khó có thể phục hồi. Vì vậy nên thay vì sử dụng phân bón hoá học nên sử dụng các loại phân bón sinh học.Vừa giúp giảm tác động xấu cho đất lại vừa tái chế được một phần rác thải. Thay thế thuốc trừ sâu có thể dùng biện pháp thiên địch ( sử dụng các loại động vật có khả năng tiêu diệt các sinh vật gây hại một cách tự nhiên)
Trồng rừng và phục hồi rừng
Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo đất, chúng giữ cho đất không bị xói mòn, rửa trôi, giữ lại được các chất dinh dưỡng trong đất. Tổ chức các ngày hội nhằm khuyến khích trồng cây, gây rừng, khôi phục thảm thực vật tự nhiên.
Xử lý rác thải
Trước hết là mỗi hộ dân, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm trong việc xử lý rác thải. Tiếp theo là các doanh nghiệp, nhà máy phải có những biện pháp cụ thể trong việc xử lý các chất thải. Nghiêm cấm việc chôn lấp rác thải rắn, chưa qua xử lý dễ gây biến tính đất, nhiễm độc đất,..
Tăng năng suất nông nghiệp
Để tiết kiệm tài nguyên đất cũng như tăng năng suất đất, sử dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giống như tạo ra nhiều loại gen chống chịu tốt, năng suất cao. Ngoài ra có thể áp dụng thâm canh, xen canh, để phục hồi đất, duy trì tính phì nhiêu cho đất.
Tăng cường theo dõi tình trạng đất
Cần có cán bộ được đào tạo chuyên môn để theo dõi tình trạng đất nhờ đó có những biện pháp nhanh chóng và kịp thời để bảo vệ cũng như cải tạo đất.
Tóm lại
Trên đây chính là mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất. Những việc làm tuy đơn giản nhưng sẽ mang lại những cải thiện thiết thực cho môi trường đất. Bảo vệ đất cũng như bảo vệ toàn bộ môi trường xung quanh chúng ta chính là trách nhiệm của mỗi người vì một cuộc sống xanh sạch và bền vững hơn.