Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn là một trong những thông tin quan trọng đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Đặc biệt Luật ngân sách Nhà nước 2015 mới được ban hành chứa đựng nhiều nội dung đổi mới. Đảm bảo ổn định nguồn thu và chi trong nước.
Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
Luật Ngân sách Nhà nước 2015 được Quốc hội thông qua vào ngày 25/6/2015, có hiệu lực chính thức vào ngày 01/01/2017. Các nội dung chính được đề cập trong Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn cụ thể như dưới đây
Bổ sung thêm các khoản thu và chi trong ngân sách
Theo quy định tại mới nhất, các khoản thu Ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Toàn bộ các khoản tiền thu được từ thuế, lệ phí.
- Phí từ hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện.
- Phí thu được từ các hoạt động dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại xuất phát từ Chính phủ các nước, tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam hoặc mỗi địa phương.
Một số khoản chi ngân sách phổ biến hiện nay như: chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, chi thường xuyên, chi viện trợ,…Ngoài ra các quy định về khái niệm, cách xác định bội chi cũng được quy định rõ ràng.
Hướng dẫn sử dụng Quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách
Theo hướng dẫn tại Luật Ngân sách Nhà nước 2015, các quỹ dự trữ tài chính nhằm mục đích tăng nguồn thu và ổn định quá trình thu chi tại từng địa phương. Lưu ý, số dư của quỹ dự trữ tài chính không được vượt quá 25% tại mỗi cấp.
Các trường hợp cần sử dụng đến quỹ dự trữ tài chính cũng được pháp luật quy định rõ. Tránh trường hợp sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn quỹ tài chính của địa phương.
Dự phòng Ngân sách Nhà nước cũng là một khoản nằm trong dự toán chi, tuy nhiên cần được cơ quan có thẩm quyền quyết định mục đích sử dụng. Đảm bảo an sinh xã hội trong những trường hợp cần thiết như: thiên tai, lũ lụt, quốc phòng an ninh, dịch bệnh,…
Quy định chặt chẽ hơn trong việc cộng đồng thực hiện giám sát Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước được giám sát chặt chẽ bởi một cộng đồng rộng lớn, trong đó Mặt trận Tổ Quốc các cấp có trách nhiệm chủ trì chính. Nội dung giám sát bao gồm: việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật, tình hình thực hiện dự toán ngân sách hàng năm và các nội dung khác theo quy định của luật.
Bên cạnh đó, một số điểm mới quan trọng được nhấn mạnh trong Luật ngân sách Nhà nước 2015 như: việc công khai số liệu ngân sách Nhà nước; quy định phân cấp, phân quyền,…
Ý nghĩa của Luật Ngân sách Nhà nước trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì các nội dung văn bản pháp luật liên quan đến ngân sách Nhà nước lại càng được chú trọng. Theo đó Luật Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chính trong điều tiết thu, chi tiền tệ quốc gia. Góp phần không nhỏ trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, các quy định trong luật ngân sách cũng đảm bảo quá trình quy trình điều hành tiền tệ một cách chủ động của cơ quan Nhà nước. Thống nhất quy định từ trung ương đến địa phương, hỗ trợ gia tăng nguồn dự trữ quốc gia.
Đặc biệt, việc ban hành Luật Ngân sách Nhà nước 2015 với những điểm mới sáng tạo đem đến nhiều tác động tích cực trong công tác quản lý thu chi. Nâng cao tính chủ động và cải thiện các hoạt động hành chính quốc gia nói chung.
Có thể nói Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn là một trong những nội dung pháp luật quan trọng. Tạo bước ngoặt lớn trong quy trình quản lý ngân sách Nhà nước, thắt chặt những nội dung pháp lý liên quan đến tài chính đất nước. Đảm bảo phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và tiến trình cải cách hành chính của nước ta.