Môi trường đất là tài nguyên quý giá, là nơi sinh sống của con người và vạn vật trên trái đất này. Việc gìn giữ, bảo tồn môi trường đất là trách nhiệm của mỗi người, giúp trái đất xanh sạch đẹp còn là hành động bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão của thời đại hiện nay, môi trường đất cũng bị ô nhiễm trầm trọng khi chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp xả thẳng ra môi trường không qua xử lý. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn khái niệm ô nhiễm môi trường đất cũng như nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
Chúng ta thường nghe nhắc đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất và được tuyên truyền thực hiện cách hành động bảo vệ môi trường. Vậy thực chất khái niệm ô nhiễm môi trường đất là gì? Đó chính là sự thay đổi tính chất theo chiều hướng tiêu cực, khi các chất độc hại vượt ngưỡng cho phép gây hại cho đời sống của con người, động vật và cả hệ sinh thái trên trái đất.
Cụ thể, các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường đất bởi chính hành động của con người như người dân xả rác thải sinh hoạt, các khu công nghiệp, nhà xưởng xả rác thải công nghiệp chưa qua xử lý, các chất thải rắn của ngành khai thác dầu mỏ. Đó còn là nguồn ô nhiễm từ hóa chất, thuốc trừ sâu mà người nông dân hàng ngày sử dụng cho cây cối, hoa màu; các chất thải khác của khu đô thị, chợ, khu sản xuất… gây ra tình trạng nhiễm độc và ô nhiễm môi trường đất.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất
Nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất có thể bắt nguồn từ cả tự nhiên và nhân tạo. Nguồn ô nhiễm nhân tạo có thể là bắt nguồn từ chất thải công nghiệp như hoạt động sản xuất nhựa dẻo, nilon, khai thác mỏ, hóa chất…; chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật; chất thải sinh hoạt như đồ ăn thừa, rác thải, phân, tro than…
Các chất gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất
Chất thải khí được tạo ra bởi động cơ ô tô, xe máy, các loại máy nổ, khói xe, khói lò gạch, bếp than… tạo ra khí carbon làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng nặng nề. Bên cạnh đó, các chất thải kim loại từ phế liệu, sắt, chất thải mịn, pin, các loại bình điện khi xả thẳng ra môi trường đất sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề, để lại nhiều hậu quả khó lường. Các chất phóng xạ, chất thải hóa học như thuốc tẩy, thuốc nhuộm, công nghệ sản xuất đồ da, dầu… và các hiện tượng thiên nhiên như mưa axit cũng gây ô nhiễm môi trường đất.
Các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất
Giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng nghiêm trọng, mỗi người chúng ta đều phải nâng cao ý thức tự giác và giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường hàng ngày. Không chỉ vậy, cần nghiêm túc thực hiện quá trình xử lý rác thải trước khi xả ra môi trường để làm giảm tác hại đến môi trường sống của chính chúng ta. Các địa phương cũng cần có những biện pháp cứng rắn, nếu cần thiết phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho xã hội.
Hạn chế sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu
Việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp vẫn chưa được người nông dân chú ý đến tác hại của nó đến môi trường. Việc lạm dụng hóa chất và thuốc trừ sâu sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh. Thay vào đó, hãy sử dụng phân bón hữu cơ và các phương pháp kiểm soát sinh học để làm giảm độc đính gây ra cho môi trường đất, từ đó dần hạn chế ô nhiễm môi trường đất.
Tiết kiệm năng lượng
Như đã đề cập ở trên, việc lãng phí điện sẽ gây ra tình trạng đốt nhiên liệu tăng cao, khí nitơ thải vào không khí sẽ đọng lại trên mặt đất gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, người dân cần phải nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, giảm lượng điện tiêu thụ bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, bật điều hòa đúng cách…
Ngăn chặn nạn chặt phá rừng
Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc hạn chế những biến đổi tiêu cực của môi trường xung quanh chúng ta. Không thể phủ nhận vai trò của rừng – giúp lọc và điều hòa không khí, chống lũ lụt… vì vậy chúng ta cần chung tay ngăn chặn nạn chặt phá rừng. Đồng thời, cần khuyến khích trồng nhiều cây xanh, mở rộng diện tích rừng và giảm thiểu sử dụng các sản phẩm làm từ gỗ…
Sử dụng các sản phẩm hữu cơ hoặc có khả năng tái chế
Khi lượng sử dụng các sản phẩm hữu cơ tăng cao đồng nghĩa với việc các sản phẩm vô cơ sẽ giảm, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Đồng thời, người dân hãy sử dụng các sản phẩm có khả năng tái chế để giảm thiểu túi nilon, hộp nhựa, đũa thìa dùng một lần…
Trên đây là những thông tin cần thiết về khái niệm ô nhiễm môi trường đất cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này và một số biện pháp giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn để tất cả chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ ngôi nhà chung của chính chúng ta.