Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ “đòn bẩy” được sử dụng khá rộng rãi và thường xuyên. Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản hoạt động lớn hơn. Tuy nhiên nếu bạn là người mới bước chân vào lĩnh vực này, để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả và thành công thì bạn nên nắm vững các thông tin về khái niệm, công thức của đòn bẩy tài chính. Hãy cùng Jenfi Capital tham khảo các thông tin chi tiết về đòn bẩy tài chính sau đây để tăng lợi nhuận trong mọi lĩnh vực.
Khái niệm đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (tiếng Anh là Financial Leverage) là cách thức doanh nghiệp sử dụng số vốn vay trong tổng số vốn để đầu tư sinh lời thay vì dùng nguồn vốn tự có. Dựa theo thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính thì đòn bẩy tài chính là phương pháp sử dụng vốn vay để kinh doanh để tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay trên cổ phần thường (EPS). Đòn bẩy tài chính còn được gọi tắt là FL (Financial Leverage).
Trong lĩnh vực điều hành chính sách tài chính công ty, đòn bẩy là sự kết hợp giữa nợ phải trả và ROE. Các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu thì có đòn bẩy cao. Ngược lại, doanh nghiệp với tỷ trọng nợ nhỏ hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu thì đòn bẩy sẽ nhỏ. Trong lĩnh vực giao dịch và đầu tư hiện nay, đòn bẩy tài chính được phân thành những loại phổ biến gồm: đòn bẩy nợ, bán và thuê lại, đòn bẩy hoạt động.
Ví dụ về đòn bẩy tài chính: Giả sử chị X mua một căn nhà đang nằm trong giai đoạn thi công. Với mức giá ưu đãi, chị được giảm 20% là còn 1,4 tỷ đồng và chị đã trả trước 20% (280 triệu đồng). Thông qua chính sách vay vốn tại Jenfi Việt Nam hiện nay, chị X đã vay tiền trả góp theo lịch thi công. Trong thời gian hoàn thiện căn nhà, chị X đã rao bán căn nhà với mức giá là 2 tỷ (giá nhà đã hoàn thiện). Sau khi bán được nhà, chị X đã lãi được 600 triệu đồng, trừ đi khoản vay ngân hàng 400 triệu cùng các khoản chi phí khác, chị X thu về khoảng trên dưới 200 triệu đồng.
Từ đó, bạn có thể nghĩ đơn giản là: Nếu như bạn bỏ ra 1 tỷ của chính mình để mua một ngôi nhà nhằm mục đích kinh doanh bất động sản (theo kiểu mua đi bán lại) thì bạn đang không sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhưng nếu bạn vay vốn thêm 2 tỷ để mua thêm 2 căn nhà nữa thì bạn đang sử dụng đòn bẩy tài chính bởi 2 tỷ kia không phải tiền của chính bạn.
Công thức tính tỷ lệ đòn bẩy tài chính chính xác
Bạn có thể áp dụng công thức tính đòn bẩy tài chính dưới đây:
Ứng dụng đòn bẩy tài chính trong các lĩnh vực khác nhau
Đòn bẩy tài chính là chiến lược đầu tư sử dụng vốn vay để thu về tiềm năng lợi nhuận lớn hơn. Do đó, các nhà đầu tư hiện nay có thể áp dụng chiến lược này trong nhiều lĩnh vực nhằm tăng mạnh lợi nhuận.
Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán
Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán ắt hẳn đã không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư. Đa số những nhà đầu tư, dù ít hay nhiều đều sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính, nhất là các nhà đầu tư cá nhân hay các tổ chức tài chính như quỹ đầu tư hoặc công ty chứng khoán.
Các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính phần lớn đều là những nhà đầu tư mạo hiểm, thích lướt sóng. Bên cạnh đó, còn có những công ty chứng khoán (CTCK) cho nhà đầu tư vay tiền dựa trên nguồn vốn mà CTCK tự thu xếp, hay các nhà đầu tư có thể vay trực tiếp từ quỹ đầu tư, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính khác,…
Đòn bẩy tài chính trong Forex
Đòn bẩy tài chính trong Forex là công cụ giúp làm tăng tài khoản cho các trader. Nhờ sự trợ giúp của đòn bẩy, các nhà giao dịch có thể mở lệnh lớn gấp 1.000 lần số vốn có trong tài khoản. Nói cách khác, đây là cách để trader có thể giao dịch với khối lượng lớn hơn nhiều lần so với số dư tài khoản hiện có. Hiện nay, ngày càng có nhiều trader quyết định chuyển sang tham gia thị trường Forex hay còn gọi là “Thị trường Ngoại hối”.
Đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp là cách thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Với mục đích gia tăng thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hệ số nợ cao sẽ thể hiện doanh nghiệp đó có đòn bẩy tài chính ở mức cao và ngược lại.
Đòn bẩy tài chính trong BĐS
Đầu tư vào bất động sản (BĐS) được xem là kênh có khả năng sinh lời cao – an toàn – bền vững. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong BĐS đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tỷ suất sinh lời hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần tính toán chiến lược đầu tư thông thái nhằm phát huy tối đa lợi thế và kiểm soát tốt rủi ro từ phương pháp được xem là “con dao hai lưỡi” trong lĩnh vực đầu tư BĐS này. Đòn bẩy tài chính trong BĐS là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư bằng việc sử dụng nguồn lực tài chính (ví dụ như vay ngân hàng) bên ngoài để đầu tư BĐS.
Lợi ích dễ nhận thấy nhất khi sử dụng các khoản vay từ ngân hàng để mua nhà là việc cân bằng, tối ưu dòng tiền ròng của những nhà đầu tư và giảm rủi ro thanh khoản. Khi vay mua BĐS, việc lựa chọn các dự án pháp lý đầy đủ, vị trí đắc địa, ngân hàng tài trợ, được quản lý vận hành bởi những thương hiệu đẳng cấp quốc tế và có cam kết lợi nhuận sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho các nhà đầu tư.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính bao nhiêu % là hợp lý?
Đòn bẩy tài chính bao nhiêu % là hợp lý? Tỷ lệ đòn bẩy tài chính tốt nhất sẽ tùy thuộc vào tình hình và mục tiêu cụ thể của công ty hay nhà đầu tư. Ví dụ: một công ty đang tìm cách để mở rộng nhanh chóng có thể ưu tiên các tỷ lệ sinh lời như ROI, trong khi một công ty vướng nhiều nợ có thể ưu tiên các tỷ lệ có khả năng thanh toán như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Điều quan trọng là phải đánh giá hàng loạt các tỷ số tài chính để có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty.
Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, hợp lý
Cơ hội đầu tư nào cũng sẽ tiềm ẩn các rủi ro và việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, khi sử dụng công cụ này để hỗ trợ các chiến lược kinh doanh của công ty, bạn cần phải lưu ý một vài yếu tố như sau:
- Chủ doanh nghiệp cần phải có định hướng rõ ràng để tránh xảy ra tình trạng khủng hoảng và làm ngưng đọng dòng vốn của công ty.
- Lựa chọn đơn vị cho vay đảm bảo uy tín: những ngân hàng lớn hoặc tổ chức tín dụng uy tín sẽ đảm bảo lãi suất ổn định và rủi ro phá sản cực kỳ thấp.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin cơ bản về đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh và đầu tư. Mong rằng bạn sẽ có những thông tin hữu ích và chúc bạn sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả, hợp lý để gia tăng thêm lợi nhuận.