Chắc chắn rằng, khi bạn tham gia một cuộc nghiên cứu về khoa học nào, bạn cũng đều gặp phải các khái niệm cần trả lời như: đối tượng nghiên cứu là gì, mục đích thực hiện cuộc nghiên cứu, hay ý nghĩa của đề tài bạn thực hiện nghiên cứu.
Nếu hiện tại bạn vẫn chưa chắc chắn được câu trả lời của mình, thì đừng quá lo lắng. Hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu nhất về các vấn đề trên.
Câu hỏi về đề tài thực hiện nghiên cứu
Đầu tiên trước khi tìm hiểu xem đối tượng nghiên cứu là gì? Chúng ta cùng điểm qua một vài câu hỏi liên quan đến đề tài bạn định thực hiện một cuộc nghiên cứu.
Vậy, tại sao lại có đề tài nghiên cứu. Có lẽ bạn chưa biết, đề tài của một cuộc nghiên cứu chính là một phương thức dùng để trả lời các câu hỏi mang tính chất của học thuật.
Dù cho cái đề tài bạn thực hiện nghiên cứu đấy, chưa chắc được thực hiện trong thực tiễn, mà nó mới chỉ dừng lại ở cấp độ lý thuyết.
Để bạn dễ hiểu hơn, thì bây giờ tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể:
Chẳng hạn như, bây giờ bạn thực hiện một cuộc nghiên cứu có tên đề tài là: Nghiên cứu về cách thức truyền thông trong tổ chức của các công ty tư nhân tại Hà Nội.
Với đề tài này, bạn sẽ dựa vào những cái bạn được học về mặt lý thuyết ở trường để phân tích về đề tài, cũng như đưa ra các kiến nghị dành cho tổ chức đó.Các kiến nghị này của bạn có thể không được áp dụng ở thực tế tại các doanh nghiệp.
Chính bởi vì vậy, có thể khẳng ddingj rằng đề tài nghiên cứu vô cùng quan trọng, sẽ không có bất kỳ cuộc nghiên cứu nào, nếu như bạn không có đề tài cụ thể.
Mục tiêu và mục đích thực hiện nghiên cứu
Mục đích, và mục tiêu nghiên cứu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên đến bây giờ vẫn còn rất nhiều bạn thực hiện các cuộc nghiên cứu khoa học nhầm lẫn ý nghĩa của 2 thuật ngữ cơ bản này.
-
Mục đích của các cuộc thực hiện nghiên cứu
Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau phân biệt lại một lần nữa về 2 thuật ngữ này, để các bạn hiểu rõ hơn về chúng.
Trước tiên, là mục đích của cuộc nghiên cứu, đây chính là thuật ngữ thể hiện bạn thực hiện nghiên cứu để muốn hướng đến một vấn đề nào đó. hay thậm chí là một công việc gì đó, mà bạn (người thực hiện cuộc nghiên cứu) muốn hoàn thành. Và tất cả những điều này gần như là không thể thực hiện đo lường một cách định lượng được.
Mục đích nghiên cứu ở đây bạn có thể hiểu là, bạn thực hiện cuộc nghiên cứu này nhằm đến điều gì, hay hiểu là cuộc nghiên cứu của bạn phục vụ cho điều gì, và mục tiêu đó cần phải mang đến một ý nghĩa thực tế.
-
Mục tiêu khi thực hiện cuộc nghiên cứu
Tiếp theo, sau khi hiểu rõ được mục đích, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thuật ngữ mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu, chính là cách thức cụ thể bạn thực hiện các hoạt động đó như thế nào, một cách rõ ràng, và cụ thể. Mà điều đó được người thực hiện nghiên cứu hoàn thành theo kế hoạch mà chính họ đặt ra trước đó.
Nếu như mục đích nghiên cứu không thể đo lường cụ thể được, thì mục tiêu nghiên cứ bạn có thể dễ dàng đo lường một cách định lượng.
Ở đây, mục tiêu để nghiên cứu chính là việc bạn trả lời cho câu hỏi: làm về cái gì? Và chính là việc kết quả cuộc nghiên cứu phải thực hiện được. Để bạn dê hiểu hơn thì, nếu bạn muốn hoàn thành được mục đích đặt ra, bạn cần phải hoàn thành các mục tiêu của bạn bên trong đó.
Ý nghĩa của đề tài như thế nào
Ý nghĩa của đề tài, chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, để quyết định có nên phê duyệt, thực hiện việc trợ cấp. Và hiện tại thì có 2 loại ý nghĩa tề tài như;
-
Về phía lý luận
Bất kỳ bạn thực hiện một cuộc nghiên cứu về khoa học nào đó, đều góp phần không nhỏ để phát triển đề tài đó. Và những kết quả này, được đóng góp bởi những kiến thức lập luận,hãy những phương pháp có ý nghĩa về học thuật.
-
Về phần thực tiễn
Đóng một vai trò cực kỳ quan trọng thứ 2 trong một cuộc nghiên cứu đó chính là ý nghĩa của đề tài trong thực tế sẽ như thế nào.Và nói một cách khác đi, chính là ý nghĩa này phải áp dụng được vào bên ngoài thực tế.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu là gì?’
Vậy khách thể cũng như đối tượng nghiên cứu là gì ở đây? Chúng ta cùng nhau lần lượt tìm hiểu nhé.
-
Khách thể nghiên cứu là gì?
Khách thể ở đây chính là chỉ vào đối tượng người bạn muốn nghiên cứu. Đây chính là câu trả lời dành cho bạn nếu bạn hỏi nghiên cứu ai? Có thể sẽ là bác sĩ, doanh nhân, người lao động,….
Ví dụ điển hình để bạn dễ hiểu hơn: Hiện tượng sinh viên không trung thực khi làm bài thi, hay hiện tượng mang tính tiêu cực đến từ cảnh sát.
-
Đối tượng nghiên cứu là gì?
Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là thuật ngữ để chỉ sự vật. Chính là câu trả lời cho câu hỏi bạn nghiên cứu cái gì? Hiện tượng gì, sự kiện, hay hoạt động nào,…nếu đã được nghiên cứu khoa học dùng để phân tích, thì đều được gọi là đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu, và khách thể nghiên cứu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy khi làm một bài nghiên cứu, bạn phải hiểu thật rõ đối tượng nghiên cứ ở đây là gì.
Một ví dụ để bạn hiểu rõ hơn, đó là thói quen uống sữa, hiện tượng suy thái, biểu hiện củ những sự tiêu cực chẳng hạn,….
Tạm kết
Qua bài chia sẻ, chúng tôi đã đem đến cho bạn những kiến thức một cách tổng quan nhất. Chẳng hạn về đối tượng nghiên cứu là gì? Những ý nghĩa trong một bài nghiên cứu, hay mục tiêu, mục đích bạn cần thực hiện cuộc nghiên cứu.
Hy vọng rằng, qua bài viết bạn có thể áp dụng được tất cả những vấn đề đã đề cập ở trên, từ đó có thể áp dụng vào đề tài bạn có ý định thực hiện nghiên cứu.