CPI là một khái niệm phổ biến trong kinh doanh bán hàng. Chỉ số này mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh. Vậy chỉ số CPI là gì? Mối liên quan giữa chỉ số CPI và lạm phát là gì? Cách tính CPI như thế nào? Cùng với Jenfi Việt Nam tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé.
CPI là gì?
CPI là viết tắt của cụm từ Consumer Price Index, tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số CPI được dùng nhằm mục đích đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng mua.
Có thể hiểu đơn giản thì chỉ số giá tiêu dùng được hiểu cơ bản là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối về giá hàng tiêu dùng theo thời gian và tính bằng phần trăm (%). Chỉ số CPI cũng chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến, được sử dụng nhằm mục đích đo lường mức giá và sự thay đổi mức giá, thường gọi là lạm phát.
Ý nghĩa của CPI trong kinh tế
Có thể thấy, CPI có rất nhiều ý nghĩa đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh bán hàng. Vậy trong kinh tế, ý nghĩa chính của chỉ số CPI là gì?
- CPI phản ánh mức độ biến động giá bán lẻ của hàng hóa, dịch vụ gắn liền với sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
- Khi người dân tiêu dùng thì chi phí sử dụng sẽ tăng lên. Qua đó cho biết được sự thay đổi về chi phí sinh hoạt của người dân trong khoảng thời gian nhất định.
- CPI tăng có nghĩa là mức giá tiêu dùng trung bình tăng. Khi chỉ số giảm thì mức tiêu dùng của người dân cũng giảm theo.
- Mặt hàng chính thường tính CPI bao gồm ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, đi lại, giải trí,…
- CPI được xem là công cụ tính toán nền kinh tế đang trong giai đoạn giảm phát hay lạm phát. Vì thế, chỉ số này luôn được chính phủ các nước theo dõi sát sao để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Nó ảnh hưởng rất lớn để sự phát triển của một quốc gia.
Công thức tính CPI
Để tính chỉ số CPI thì cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa thông qua các báo cáo điều tra để xác định lượng hàng hoá cũng như dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng sẽ mua.
- Bước 2: Xác định giá cả các mặt hàng trong giỏ hàng tại từng thời điểm thông qua thống kê trên thực tế.
- Bước 3: Tính toán chi phí các mặt hàng trong giỏ bằng cách lấy số lượng nhân với giá cả của từng sản phẩm rồi cộng chúng lại với nhau.
- Bước 4: Lựa chọn một thời kỳ gốc để làm cơ sở, sau đó tính chỉ số CPI bằng công thức sau:
CPI = (Chi phí mua giỏ hàng hoá thời kỳ /Chi phí mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở) x 100
Lưu ý: Thời kỳ gốc được thay đổi trong vòng từ 5 – 7 năm (tùy vào từng nước cụ thể).
- Bước 5: Tính chỉ số lạm phát
Nếu muốn tính toán Chỉ số lạm phát CPI của một thời kỳ, hãy áp dụng công thức:
Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T = 100% x (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) / CPI thời kỳ T-1
Cách tính CPI của Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, cách tính CPI của Việt Nam theo thông lệ quốc tế. Theo đó, Tổng cục Thống kê đã triển khai xác định Danh mục hàng hóa đại diện, bao gồm các loại hàng là sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của người dân tại một giai đoạn nhất định. Danh mục này được dùng để thu thập thông tin phản ánh biến động về mức giá của các mặt hàng đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Giai đoạn 2020-2025, danh mục CPI bao gồm 752 mặt hàng. Cùng với đó là xác định quyền số tính toán CPI của các nhóm hàng hóa trong Danh mục hàng hóa đại diện. Đây là tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hóa (vật chất và dịch vụ) trong tổng chi tiêu của dân cư.
Mối liên quan giữa chỉ số CPI và lạm phát
CPI và lạm phát là 2 yếu tố có tính tương đồng và liên quan mật thiết với nhau. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thì hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cũng tăng theo và lạm phát gia tăng. Những người có thu nhập thấp chính là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi CPI tăng. Bởi lương của họ không thay đổi và khi giá hàng hóa tăng cao thì sức mua sẽ giảm.
Ngoài ra, khi chỉ số CPI thấp kéo theo giá cả hàng hóa giảm, lạm phát âm. Đây còn được gọi là giảm phát. Lúc này những người có thu nhập thấp sẽ có điều kiện để mua được nhiều hàng hóa hơn bình thường.
Ví dụ minh hoạ về CPI
Đối với giỏ hàng hóa gồm quả cam và quả quýt.
Nếu chọn năm 2010 làm năm cơ sở thì mức giá của giỏ hàng hóa như sau:
- Quả cam: 1.000 VNĐ/quả
- Quả quýt: 2.000 VNĐ/quả
Đến năm 2022, giá bán của giỏ hàng này như sau:
- Quả cam: 1.500 VNĐ/quả
- Quả quýt: 3.000 VNĐ/quả
Nếu chủ thể mua 100 quả cam và 50 quả quýt thì CPI của giỏ hàng hóa được tính như sau: CPI = [(50 x 1500 + 100 x 3000) / (50 x 1000 + 100 x 2000)] x 100 = 150.
Trên đây là những thông tin cơ bản về CPI là gì, mối liên hệ giữa CPI và lạm phát. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Jenfi Việt Nam sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức. Jenfi Việt Nam hiện đang là đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận nguồn vốn kinh doanh ngay hôm nay.