Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi được quy đinh như thế nào? Đối với mỗi một dự án khi được lên kế hoạch và thực nhiện, việc đưa ra các nôi dung liên quan đến chi phí là một trong những nội dung được đánh giá quan trong bậc nhất để xác định tính khả thi của dự án. Vậy những quy định về chi phí liên quan đến dự án, cũng như chi phí lập báo cáo nghiên cứu đưpck quy định như thế nào. Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp được những vấn đề về nội dung này.
Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu được trình bày các nội dung nghiên cứu về sự quan trong, cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng trên phương án thiết kế cơ sở, lấy cơ sở để xem xét, quyết định được đầu tư xây dựng của dư án.
Báo cáo nghiên cứu tính khả thi trong đầu tư dự án phải trình bày được các nội dung nghiên cứu sơ bộ về mức độ và tầm quan trong của dự án đối với xã hội. Ngoài ra trên báo cáo còn phải thể hiện được các mặt về: kỹ thuật, hiệu quả kinh tế – xã hội, mặt tài chính và việc giải quyết hiệu quả các vấn đề mà mục đích dự án đặt ra. Từ đó các co quan liên quan trực tiếp sẽ thẩm định và đưa ra quyết định chủ trương trong việc đầu tư xây dựng.
Điều này được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định:
Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án được thực hiên theo quy định tại Điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, phương án thiết kế sơ bộ được thể hiện trong báo cáo gồm các nội dung sau:
- Phân tích chi tiết về sự cần thiết trong việc đầu tư dự án và lợi thế của việc thực hiện dự án đối với các hình thức đầu tư khác.
- Đánh giá sự phù hợp của dự án đối với các lĩnh vực đầu tư, quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển chung của địa phương.
- Khái quát về địa điểm xây dung, quy mô dự án, vị trí, loại hình dự án.
- Bản vẽ thiết kế mặt bằng dự án, bao gồm: mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt công trình chính của dự án.
- Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;
- Điều này cho thấy tầm quan trọng khi phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho việc đầu tư xây dựng là cần thiết.
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Cũng theo những thông tin trên thì cần phải có quy định về việc áp dụng Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho từng nhóm dự án, từng hạng mục dự án và được quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, như sau:
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng), trong bản báo cáo sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án được báo cáo trong nghiên cứu tiền khả thi được duyệt hoặc được ước tính theo vốn đầu tư và dữ liệu chi phí của các dự án.
Công thức tính Ctt = G x N
- G = Chi phí (Xây dựng + Thiết bị) của dự án, chưa có thuế giá trị gia tăng (VAT)
- N là định mức tỷ lệ (%) xác định theo loại công trình chính của dự án và tương ứng với G
Nếu G nằm trong khoảng giữa 2 giá trị thì N được nội suy theo quy định tại (CDPL khoản 4), công thức nội suy:
N = N1 – (N1-N2) / (G1 – G2) x (G1 – G)
- G1 là mức chi phí cận trên (có giá trị > G)
- G2 là mức chi phí cận dưới (có giá trị < G)
- N1 là giá trị định mức tương ứng với G1
- N2 là giá trị định mức tương ứng với G2
Theo Thông tư số 16/2019/TT-BXD được Bộ Xây Dựng ban hành về việc hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng có hiệu lực thi hành từ tháng 02/2020. Theo đó, việc chuyển tiếp dự án áp dụng Thông tư số 16/2019/TT-BXD thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Mặt khác, đối với những dự án đầu tư quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết đinh, nếu cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm đinh mà phải thuê các chuyên gia, tư vấn thẩm tra để phục vụ công tác thẩm định dự án thì có quan nhà nước có trách nhiệm chỉ được thu phí 50% mức thu phí tương ứng đươc quy định tịa điểm 1,2 Biểu mức thu theo Thông tư này.
Như vậy, chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi thực sự đóng vai trò hết sức quan trong trong việc xây dựng và hình thành nên nột dư án. Bởi lẽ việc xác định chương trình đầu tư có được xét duyệt và nhận được sự chấp thuận đầu tư hay không đều được xác định trên báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự án đầu tư có khả năng hoàn thành và độ khả thi của bane báo cáo càng cao thì tỷ lệ chấp thuận đầu tư càng cao. Ngược lại mức độ khả thi thấp thì sự chấp thuận đầu tư càng thấp. Vì thế, bản báo cáo nghiên cứu này có giá trị rất quan trọng đối với mỗi bộ hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư của từng dự án.