Ở pháp luật của Việt Nam, không phân biệt đối xử, hay bình đẳng chính là một nguyên tắc của bộ luật. Và các đề tài đã nghiên cứu về thế giới thứ 3 LGBT ở Việt Nam cũng ngày một nhiều lên.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một vài điều cần biết, cũng như những đề tài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu này.
Khái niệm về LGBT ở Việt Nam
Khái niệm về LGBT tại Việt Nam hiện nay có lẽ cũng không còn quá xa lạ với mỗi người dân tại Việt Nam.
LGBT chính là thuật ngữ thể hiện chính thức của những người có sự đặc biệt trong giới tính. Trong đấy gồm có: đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, những người chuyển giới, hay là những người vẫn đang trên con đường tìm hiểu về đặc điểm giới tính của mình.
Trước đây, cộng đồng đã thay đổi rất nhiều lần tên, đến nay thì cái tên LGBT đã nhận được sự thống nhất và không còn thay đổi nữa.
LGBT theo như tiếng anh, thì chính là cái tên viết tắt của 4 thuật ngữ liên quan: Gay ( đồng tính ở nam), Les ( đồng tính ở nữ), Transgender (chuyển giới tính), Bisexual (lưỡng tính).
Tuy nhiên, đến nay không chỉ dừng lại ở 4 thuật ngữ trên, mà còn khá nhiều xu hướng khác. Vì vậy, ý nghĩa của cụm từ LGBT đang được tiếp tục mở rộng thêm.
Một số định nghĩa cần hiểu trong thuật ngữ LGBT
Vậy để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua một cách cụ thể về thuật ngữ này nhé!
-
Đồng tính ở nam (Gay)
Những người thuộc đồng tính ở nam, cũng đều là những người đàn ông vô cùng bình thường, chỉ khác ở chỗ họ có xu hướng rung động về tình yêu, cũng như có xu hướng về tình dục đối với một người nam khác.
Tuy nhiên, đa số những người đàn ông đồng tính chỉ thấy bị hấp dẫn bởi những người cùng là nam, chứ họ không hề nghĩ rằng người mà họ bị thu hút, hay bản thân họ là nữ. Chính vì vậy mà họ không đi thực hiện chuyển giới.
-
Đồng tính ở nữ (Les)
Cũng giống như những người đồng tính ở nam, những người thuộc đồng tính nữ, cũng đều là những người phụ nữ bình thường, và họ có xu hướng bị thu hút, hấp dẫn bởi những người cùng là nữ giống mình. Chính vì vậy mà họ cũng không đi thực hiện chuyển giới.
-
Lưỡng tính (Bisexual)
Đây là một nhóm người có sự đặc biệt hơn cả, khi mà họ có thể có xu hướng bị thu hút cả 2 giới nam, nữ. Chính vì vậy, họ sẽ đến với những người đem lại cho họ cảm xúc đặc biệt, hay những cảm xúc về tình yêu giữa 2 người bình thường.
Đặc biệt ở nhóm này, đại đa số họ sẽ yêu những người thuộc nhóm người bình thường, không có đặc biệt trong giới tính.
-
Chuyển giới (Transgender)
Đây là một nhóm người mà ví dụ như là thuộc giới tính nam, nhưng họ lại cảm thấy mình thuộc vào giới tính là nữ. Vì vậy, họ có khao khát được đi phẫu thuật được đi chuyển giới tính, đúng cái giới tính mà họ mong muốn.
Cách để những người biết mình thuộc LGBT bảo vệ an toàn cho bản thân
Vậy khi họ đã xác định mình thuộc vào thế giới đặc biệt thứ 3, thì bạn sẽ cần phải đảm bảo cho mình sự an toàn nhất về vấn đề liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.
Luôn cần phải chăm sóc thật tốt tinh thần của mình
Ngày nay, có thể nói cộng đồng này vẫn đang nhận được khá nhiều sự kỳ thị từ cộng đồng, cũng như gia đình của mình. Vì vậy, bạn cần có một tâm lý thật vững chắc để trải qua những vấn đề này.
Không được sử dụng các chất độc hại, có tính kích thích
Thường thì khả năng nghiện thuốc, nghiện rượu, hay nghiện các chất kích thích khác, sẽ xảy đến rất nhiều ở người thuộc giới LGBT. Vì vậy, phải thật cẩn trọng để không bị lún qua sâu vào.
Thực hiện thật tốt các biện pháp phòng tránh các bệnh lênh nhiễm trong tình dục.
Khi quan hệ của người đồng giới sẽ dễ gặp các bệnh truyền nhiễm hơn rất nhiều so với quan hệ giữa những người bình thường. Vì vậy, bạn cần phải thật cẩn thật, và nghiêm chỉnh thực hiện những biện pháp phòng tránh hiện nay.
Các đề tài đã nghiên cứu về thế giới thứ 3 LGBT ở Việt Nam
Hiện nay, có vẻ như vấn đề giới tính thứ 3 đang được rất nhiều người quan tâm, vì vậy mà số lượng các đề tài đã nghiên cứu về thế giới thứ 3 LGBT ở Việt Nam cũng không phải là ít.
Và chúng ta có thể kể đến một vài đề tài đang được nghiên cứu khá nhiều như:
- Giao thoa giữa nhóm song tính ở nam, chuyển giới ở nữ, và nhóm đồng tính ( của Khuất Thu Hồng) được thực hiện vào năm 2005.
- Đề tài nghiên cứu một cách tập trung vào đồng tính ở nam ( Nguyễn Quốc Cường) được thực hiện vào năm 2009.
- Đề tài tập trung vào đồng tính ở nữ, hay vấn đề tình yêu giữa nữ với nữ (iSEE) được thực hiện vào năm 2010.
- Đề tài về LGBT của trẻ em tại đường phố (Nguyễn Thu Hương) được thực hiện tại năm 2012
- Hay đề tài tập trung chủ yếu vào khía cạnh khá được quan tâm như truyền thông về người đồng tính (iSEE) được thực hiện vào năm 2011.
- Hay đề tài thực hiện nghiên cứu về sự phân biệt trong đối xử, hay kỳ thị, thậm chí bạo lực người thuộc LGBT tại các trường học (CCIHP) được thực hiện vào năm 2011.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều đề tài khác nhau đều muốn nghiên cứu về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm.
Một số khó khăn khi thực hiện nghiên cứu đề tài về thế giới thứ 3 LGBT ở Việt Nam
Đây là một vấn đề khá khó, có nhiều quan điểm không hề giống nhau, và mọi người có rất nhiều góc nhìn, và phức tạp.
Và không thể phủ định rằng, đây chính là một cộng đồng có sự góp mặt của khá ít người, và họ gặp khá nhiều định kiến, cũng như rào cản từ xã hội, khiến cho họ có thể thực hiện được quyền hạn mình đáng được có.
Và những rào cản đó, khó khăn nhất là khi mà họ nhận phải sự kì thị của gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những người xung quanh.
Thậm chí, những người mà thuộc lưỡng tính, họ còn bị những người ngay chính cùng cộng đồng LGBT miệt thị.
Vì vậy khi thực hiện các nghiên cứu liên quan về thế giới thứ 3 LGBT tại Việt Nam rất khó khăn trong việc tiếp cận họ.
Lời kết
Bài viết, đã đề cập đến cho bạn về khái niệm LGBT, cũng như các đề tài đã nghiên cứu về thế giới thứ 3 LGBT ở Việt Nam, để bạn tham khảo khi có nhu cầu thực hiện nghiên cứu về đề tài này.