Hiện nay có rất nhiều các biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vây đâu là biện pháp hiệu quả có tính ứng dụng cao nhất?
Học tập là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của học sinh. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng lực học tốt, có khả năng tiếp thu mọi kiến thức vì thế phụ huynh và giáo viên cần có biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều biện pháp bạn nhé.
Một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của học sinh kém
Đối với các nhân học sinh
- Các em chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập đúng đắn và quyết tâm học tập cao.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn nhiều hạn chế, chưa mạnh dạn thể hiện quan điểm của bản thân trước một sự việc hiện tượng.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên còn hạn chế, lười suy nghĩ, tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
- Một số học sinh còn đi học không đầy đủ, thất thường, còn ham chơi hay la cà quán xám, tụ tập bạn bè.
- Học sinh chưa có những phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, luôn lệ thuộc vào các bài giảng có sẵn.
Đối với phụ huynh
- Khả năng kết nối giữa giáo viên và phụ huynh còn hạn chế.
- Một số bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến những học tập của con em mình.
- Do ảnh hưởng từ cách tiếp cận thông tin xung quanh cũng sẽ làm cho các bé học tập kém như: gia đình ly hôn, bố mẹ làm ăn xa nhà, thiếu tình yêu thương chăm sóc của những người thân trong gia đình,..
Đối với giáo viên
Một số giáo viên còn gặp những vấn đề sau:
- Hệ thống câu hỏi chưa thực sự mở rộng, trình bày chưa được logic, chưa phù hợp với từng đối tượng
- Sử dụng đồ dùng học tập chưa thực sự được trực quan, tranh ảnh, sách giáo khoa, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác được hết khía cạnh của kiến thức.
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp, năng lực tổ chức trong các giờ học theo nhóm còn nhiều hạn chế.
Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Đối với giáo viên
Giáo viên là người có tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì thế giáo cần có hướng dạy học bổ sung thêm kiến thức cho những học sinh còn yếu kém.
Cần phân loại học sinh: Giáo viên cần phân loại học sinh ra từng cấp để có những bước bồi dưỡng các em chi tiết và cụ thể.
Đối với học sinh
Trước tiên mỗi học sinh đều cần xác định được mục tiêu học tập của mình: học để lấy kiến thức học để lập thân hay lập nghiệp, học để bảo vệ tổ Quốc.
Học cần phải đi với hành, nghỉ học cần có lý do chính đáng. Học sinh cần có thái độ chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học cần chú ý nghe giảng và tích cực xây dựng bài và làm việc nhóm. Học sinh cũng cần tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo do nhà trường tổ chức.
Đối với các phụ huynh học sinh
Các phụ huynh cần giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu phù hợp cho con em mình. Thường xuyên, đôn đốc động viên các con em học hành chuyên cần, nhắc nhở các con không nên ham chơi mà bỏ bê học hành. Luôn có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em khi đến trường. Giáo viên và phụ huynh cần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thường xuyên liên lạc để trao đổi tình hình học tập của các con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh có những biện pháp tốt nhất cho học sinh.
Đối với địa phương và ban đại diện phụ huynh cần
Ban đại diện phụ huynh cần mời các con em học yếu đến để trao đổi đưa ra những phương pháp học tập phù hợp.
Hội cha mẹ phụ huynh cần có biện pháp hỗ trợ về vật chất cho giáo viên và học sinh. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu với giáo viên và nhà trường.
Chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức đến những thiết bị cơ sở của trường học để con em học tập được đầy đủ và chuyên nghiệp nhất.
Chính quyền địa phương cần báo cáo về những phụ huynh cho hiện tượng không quan tâm và để ý đến con em của mình.
Biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học sinh sẽ tùy thuộc vào từng khối lớp để nhà trường có kế hoạch, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao trình độ cho học sinh. Để thành công trong công tác nâng cao chất lượng học sinh nhà trường cần biết huy động lực lượng của xã hội để làm cho việc cho hiệu quả.
Học sinh đều là những mầm non tương lai của đất nước chúng cần được chăm sóc và quan tâm của toàn xã hội. Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh rất cần sự kết hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Ngay cả bản thân mỗi học sinh cũng cần có phương pháp, mục tiêu học tập đúng đắn nhất.